Gắn band và mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có mấy giai đoạn và thực hiện như thế nào?
- Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc chống chỉ định trong những trường hợp nào?
- Gắn band và mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có mấy giai đoạn và thực hiện như thế nào?
- Khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc xảy ra sang thương niêm mạc lợi do lún brand thì xử lý thế nào?
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài thép tự buộc.
- Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần phương tiện buộc như chun hay dây thép, do đó lực ma sát thấp và răng dễ di chuyển hơn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.
- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình:
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện:
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Bộ khám răng miệng: gương, kẹp gắp, thám châm...
- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm (kềm), cây kẹp mắc cài, cây ấn dây cung, thước đo vị trí gắn mắc cài, banh miệng.
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.
- Dụng cụ làm sạch răng: chổi và chất đánh bóng.
- Đèn quang trùng hợp…
2.2. Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn band (khâu) và mắc cài: Xi măng, composite.
- Bộ mắc cài tự buộc.
- Band (khâu) hoặc ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Các loại dây cung kim loại NiTi, SS, TMA với các kích thước: .012; .013; .014; .016; .014x.025; .016x.022; .016x.025; .017x.025; .018x.025; .019x .025
- Lò xo đẩy, kéo
- Chun (thun) các loại.
...
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài thép tự buộc.
Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần phương tiện buộc như chun hay dây thép, do đó lực ma sát thấp và răng dễ di chuyển hơn.
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc được chỉ định khi có các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.
Tuy nhiên, nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc chống chỉ định khi người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại hoặc/và có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc (Hình từ Internet)
Gắn band và mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có mấy giai đoạn và thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành:
3.1. Sửa soạn cho gắn mắc cài
- Lấy dấu cung răng hai hàm.
- Đổ các mẫu hàm bằng thạch cao cứng.
- Đặt chun (thun) tách kẽ các răng hàm (cối) lớn cần gắn band (khâu) nếu dùng band (khâu).
3.2. Gắn band (khâu) và mắc cài
- Lấy chun (thun) tách kẽ
- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
- Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Gắn mắc cài tự buộc cho các răng
- Lắp dây. Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.
3.2.1. Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:
- Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
- Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 6-10 tuần một lần.
- Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có thiết diện chữ nhật.
3.2.2. Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng.
- Thường kéo dài 6-7 tháng.
- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
- Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.
3.2.3. Giai đoạn hoàn thiện
- Thường kéo dài 2-2,5 tháng.
- Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
3.3. Kết thúc điều trị:
- X-Quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng....
- Tháo mắc cài, band (khâu) hoặc các ống răng hàm (cối) lớn.
- Làm sạch răng.
- Lấy dấu hai hàm.
- Làm hàm duy trì và hướng dẫn người bệnh sử dụng hàm duy trì.
Theo quy định hướng dẫn trên, gắn band (khâu) và mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có 03 giai đoạn thực hiện như sau:
- Lấy chun (thun) tách kẽ
- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
- Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Gắn mắc cài tự buộc cho các răng
- Lắp dây. Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.
- Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:
+ Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
+ Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 6-10 tuần một lần.
+ Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có thiết diện chữ nhật.
- Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng.
+ Thường kéo dài 6-7 tháng.
+ Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
+ Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
+ Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
+ Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.
- Giai đoạn hoàn thiện
+ Thường kéo dài 2-2,5 tháng.
+ Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
Khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc xảy ra sang thương niêm mạc lợi do lún brand thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu): Tháo band (khâu) và gắn lại.
- Sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.
Như vậy, khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có thể xảy ra sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu) thì tháo band (khâu) và gắn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?