Đương sự trong vụ án dân sự khi không thể thu thập được chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ không?
Trong vụ án dân sự, ai là người có trách nhiệm thu thập chứng cứ?
Căn cứ Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:
“Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”
Căn cứ Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.”
Theo đó, người có trách nhiệm thu thập chứng cứ là đương sự trong vụ án dân sự; Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự (Hình từ Internet)
Đương sự trong vụ án dân sự khi không thể thu thập được chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ không?
Căn cứ khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự như sau:
“Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
…
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.”
Như vậy, các đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và một trong các quyền của đương sự đó là yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.
Căn cứ yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự là gì?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xác minh, thu thập chứng cứ như sau:
“Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
…”
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ như sau:
“Điều 106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
...
2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
...”
Theo đó, đương sự trong vụ án dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ khi người đó không thể tự mình thu thập chứng cứ mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Trong trường hợp không có yêu cầu của đương sự thì Tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ nếu thấy cần thiết.
Như vậy, khi bạn đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể tự mình thu thập được chứng cứ thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10/2024/TT-BXD?
- Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
- Tháng 11 có những lễ gì? Tổng hợp các ngày lễ trong tháng 11 năm 2024? Tháng 11 có bao nhiêu ngày 2024?
- Phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Những câu chúc mừng khai trương hay nhất? Chúc mừng khai trương hồng phát ngắn gọn, ý nghĩa?