Đường quốc lộ là gì? Số hiệu của đường quốc lộ là gì? Số hiệu của đường quốc lộ bao gồm những gì?
Đường quốc lộ được hiểu là gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 quy định về phân loại đường bộ theo cấp quản lý như sau:
Phân loại đường bộ theo cấp quản lý
1. Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị, đường chuyên dùng và được xác định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nằm trong địa bàn một tỉnh nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) và điểm dân cư nông thôn hoặc đường nối với xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn;
e) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, bao gồm: đường cao tốc đô thị, đường phố, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị;
g) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ giao thông cho một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân và đường nội bộ.
...
Theo đó, đường quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực.
Đường quốc lộ là gì? Số hiệu của đường quốc lộ là gì? Số hiệu của đường quốc lộ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với đường quốc lộ được phân cấp quản lý?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về phân cấp quản lý quốc lộ.
Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường quốc lộ được phân cấp như sau:
(1) Đầu tư, xây dựng quốc lộ được phân cấp theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được duyệt;
(2) Quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ là quốc lộ được phân cấp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về đường bộ;
(3) Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ là quốc lộ được phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
(4) Bảo đảm kết nối giao thông đồng bộ về tải trọng, phương tiện tham gia giao thông trên đoạn quốc lộ được phân cấp quản lý với các tuyến đường bộ trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ và bảo đảm kết nối giao thông thuận lợi với các tuyến đường khác trong khu vực.
Số hiệu của đường quốc lộ được hiểu là gì? Số hiệu của đường quốc lộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:
Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
1. Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ.
2. Số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm và được quy định đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị như sau:
a) Số hiệu của đường cao tốc bao gồm: chữ “CT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
b) Số hiệu của quốc lộ bao gồm: chữ “QL.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
c) Số hiệu đường tỉnh bao gồm: chữ “ĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
d) Số hiệu đường huyện bao gồm: chữ “ĐH.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
đ) Số hiệu đường đô thị bao gồm: chữ “ĐĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.
3. Trường hợp đường thứ hai trở lên sử dụng ký hiệu và số tự nhiên đã đặt cho đường khác thì liền kề sau số tự nhiên phải thêm vào các chữ cái B, C, D để đặt cho đường thứ hai và các đường tiếp theo.
4. Các số tự nhiên để đặt số hiệu đường tỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm.
Như vậy, số hiệu của đường quốc lộ là phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm. Số hiệu của quốc lộ bao gồm:
+ Chữ “QL.”;
+ Sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vị trí 5 điểm bắn pháo hoa 30 4 trên địa bàn Tp Thủ Đức? Điểm bắn pháo hoa chào mừng lễ 30 4 2025?
- Thứ tự các khối diễu binh 30 4 trong lễ diễu binh chính thức ngày 30 4? Xem video diễu binh 30 4 ở đâu?
- Xem camera giao thông đường Lê Duẩn diễu binh diễu hành 30 4 kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam như thế nào?
- Thứ tự diễu binh của Trung Quốc, Lào và Campuchia trong đại lễ 30 4? Chi tiết lịch trình diễu binh 30 4?
- Hình ảnh chiến thắng 30 4? Tổng hợp hình ảnh ngày Giải phóng miền Nam 30 4 1975 đẹp và ý nghĩa?