Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?

Đường địa phương được hiểu là gì? Đường địa phương bao gồm những loại đường nào? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào? Số hiệu đường tỉnh được quy định gồm những gì?

Đường địa phương được hiểu là gì? Đường địa phương bao gồm những loại đường nào?

Đường​ địa phương​ là​ đường​ giao thông​ phục vụ​ nhu cầu​ đi lại​ của​ người dân​ trong​ một​ khu​ vực​ cụ thể. Đường​ địa phương​ thường​ có​ quy mô​ nhỏ hơn​ so với​ các​ tuyến​ đường​ chính​ như​ quốc lộ​ hoặc​ đường​ tỉnh,​ và​ nó​ được​ xây dựng​ để​ kết nối​ các​ khu​ dân cư,​ cơ sở​ công cộng,​ hoặc​ khu​ sản xuất​ trong​ vùng.

Căn cứ theo điểm Điều 8 Luật Đường bộ 2024 quy định về phân loại đường bộ theo cấp quản lý.

Theo đó, đường địa phương bao gồm: đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn.

+ Đường tỉnh là đường nằm trong địa bàn một tỉnh nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) và điểm dân cư nông thôn hoặc đường nối với xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;

+ Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn.

Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?

Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 7 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về quy định về điều chỉnh loại đường theo cấp quản lý như sau:

Điều chỉnh loại đường theo cấp quản lý
1. Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh quốc lộ thành đường địa phương; đường địa phương và đường khác thành quốc lộ đối với các trường hợp sau:
a) Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương đối với các trường hợp: không có trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; đã đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tuyến, đoạn tuyến đường địa phương và đường bộ khác có trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì điều chỉnh thành quốc lộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh các loại đường địa phương theo cấp quản lý khi có thay đổi trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch khác có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ sau khi có quyết định điều chỉnh loại đường theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Theo đó, đường quốc lộ thuộc trong những trường hợp sau đây điều chỉnh thành đường địa phương như sau:

+ Không có trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh;

+ Đã đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Số hiệu đường tỉnh được quy định gồm những gì?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:

Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
1. Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ.
2. Số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm và được quy định đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị như sau:
a) Số hiệu của đường cao tốc bao gồm: chữ “CT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
b) Số hiệu của quốc lộ bao gồm: chữ “QL.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
c) Số hiệu đường tỉnh bao gồm: chữ “ĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
d) Số hiệu đường huyện bao gồm: chữ “ĐH.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
đ) Số hiệu đường đô thị bao gồm: chữ “ĐĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.
3. Trường hợp đường thứ hai trở lên sử dụng ký hiệu và số tự nhiên đã đặt cho đường khác thì liền kề sau số tự nhiên phải thêm vào các chữ cái B, C, D để đặt cho đường thứ hai và các đường tiếp theo.
4. Các số tự nhiên để đặt số hiệu đường tỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
...

Theo đó, số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm.

Như vậy, số hiệu của đường tỉnh là phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm. Số hiệu của đường tỉnh bao gồm:

+ Chữ “ĐT.”;

+ Sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.

Đường địa phương
Đường quốc lộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ? Bộ Giao thông vận tải có phải đầu tư tuyến, đoạn tuyến đường quốc lộ không?
Pháp luật
Đường quốc lộ là đường nối liền từ đâu đến đâu? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ đúng không?
Pháp luật
Thiết kế đường ô tô trên tuyến đường quốc lộ thì phải dựa vào những yêu cầu và nguyên tắc nào để đảm bảo đúng tiêu chuẩn?
Pháp luật
Theo nguyên tắc đấu nối vào quốc lộ có được đấu nối, sử dụng chung nút giao đường sắt với quốc lộ không? Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ?
Pháp luật
Đào phá đường quốc lộ tạo ổ gà để xe tham gia giao thông hư hỏng phải vá lốp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường địa phương
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào