Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào?
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì?
Khái niệm "Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước" được quy định tại Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là hệ thống khép kín, đồng bộ, bao gồm: số điện thoại đường dây nóng được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; các thiết bị viễn thông; thiết bị công cụ hỗ trợ; hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; nhân sự và quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin tiếp nhận qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là hệ thống khép kín, đồng bộ, bao gồm:
- Số điện thoại đường dây nóng được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Các thiết bị viễn thông; thiết bị công cụ hỗ trợ;
- Hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Nhân sự và quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin tiếp nhận qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
- Việc tiếp nhận thông tin phải được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
+ Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Đảm bảo điện thoại đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần (ngoài giờ hành chính sẽ trả lời theo mẫu tin nhắn, hội thoại tự động được thiết lập sẵn).
- Công chức tiếp nhận thông tin được sử dụng đường dây nóng để liên lạc, tiếp nhận và xử lý thông tin theo quy định tại Quy chế này; nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân.
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo điều gì?
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo theo quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
- Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Quy chế này; được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên; đối với trường hợp có chứa bí mật nhà nước, việc tiếp nhận và xử lý thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin qua đường dây nóng; nếu người cung cấp thông tin có yêu cầu được biết kết quả xử lý thông tin do mình cung cấp thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, giải quyết phải thông báo cho người đó biết.
- Thông tin phản ánh qua đường dây nóng phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Từ chối xử lý thông tin nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người cung cấp thông tin không cung cấp chính xác, rõ ràng họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (để liên hệ lại), số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình.
+ Nội dung thông tin cung cấp không rõ ràng, không thể xác định được nội dung vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Các nội dung, thông tin không liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong hoạt động kiểm toán.
+ Thông tin phản ánh không kịp thời, không phù hợp với thời điểm khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
+ Các nội dung, thông tin phản ánh đã được cá nhân, tổ chức thực hiện gửi đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018, Luật Tiếp công dân 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?