Được chẩn đoán viêm phổi tràn dịch màng phổi thông qua X-quang phổi nhưng vì sau thời gian điều trị dài không khỏi có quyền từ chối chữa trị tại bệnh viện hiện tại không?
X-quang phổi ở trẻ bị viêm phổi được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Hướng dẫn Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (sau đây gọi là Hướng dẫn) ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 về cận lâm sàng như sau:
Cận lâm sàng
1. X-quang phổi
Tại các cơ sở có máy chụp x-quang, xét nghiệm là bằng chứng khách quan chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, trong 2-3 ngày đầu của bệnh x-quang phổi có thể bình thường.
Hình ảnh viêm phổi điển hình trên phim x-quang là đám mờ ở nhu mô phổi ranh giới không rõ một bên hoặc 2 bên phổi. Viêm phổi do vi khuẩn, đặc biệt do phế cầu tổn thương phổi có hình mờ hệ thống bên trong có các nhánh phế quản chứa khí. Tổn thương viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn không điển hình thường đa dạng, hay gặp tổn thương khoảng kẽ. Có thể gặp hình ảnh tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, xẹp phổi…
Theo đó, tại các cơ sở có máy chụp x-quang, xét nghiệm là bằng chứng khách quan chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, trong 2-3 ngày đầu của bệnh x-quang phổi có thể bình thường.
Hình ảnh viêm phổi điển hình trên phim x-quang là đám mờ ở nhu mô phổi ranh giới không rõ một bên hoặc 2 bên phổi.
Viêm phổi (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán tràn dịch màng phổi ở trẻ em có phải dựa trên hình ảnh X-quang phổi không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 về tràn dịch màng phổi như sau:
Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
3.1. Tràn dịch màng phổi
Trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.
a) Chẩn đoán
Trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch.
b) Điều trị
Chọc hút và dẫn lưu dịch: tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu hết dịch, trừ trường hợp lượng dịch ít. Tràn dịch có thể tái phát phải chọc hút hoặc dẫn lưu nhiều lần. Dịch màng phổi cần xét nghiệm protein, phản ứng Rivalta, tế bào, nhuộm Gram, nuôi cấy và tìm vi khuẩn lao nếu nghi ngờ.
Kháng sinh: phải tác dụng tốt trên cầu khuẩn Gr (+) (S. pneumoniae, S. aureus, S. pyogenes) là nguyên nhân chính gây viêm phổi - màng phổi và ngấm tốt vào khoang màng phổi. Lựa chọn ampicillin hoặc cloxacillin (50 mg/kg, TM hoặc TB, cách mỗi 6 giờ) kết hợp gentamicin (7,5 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 1 lần trong ngày). Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả vi khuẩn nếu có. Nếu trẻ cải thiện (sau ít nhất 7 ngày dùng kháng sinh tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), tiếp tục uống cloxacilin 4 lần mỗi ngày. Tổng thời gian điều trị là 3 tuần.
Bệnh không cải thiện dù đã được dẫn lưu và kháng sinh phù hợp: kiểm tra HIV và lao. Có thể xem xét điều trị thử lao phổi - màng phổi.
Theo đó, trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.
Trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch thì được chẩn đoán là tràn dịch màng phổi.
Như vậy, việc chẩn đoán tràn dịch màng phổi ở trẻ em có dựa trên hình ảnh X-quang phổi.
Người nhà của trẻ bị viêm phổi có quyền từ chối chữa trị tại bệnh viện hiện tại không?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
Theo đó, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định thì được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị, được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình.
Như vậy, quy định trên không quy định phải là người bệnh hay người nhà bệnh nhân được quyền từ chối xét nghiệm, điều trị nên trường hợp chị là mẹ, người nhà của bé có thể có quyền từ chối điều trị tại bệnh viện hiện tại nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình.
Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?