Dùng thủ đoạn để lừa người khác chuyển tiền qua ngân hàng trị giá dưới 2 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng trị giá dưới 2 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng thì có bị xử phạt hành chính hay không?
- Bao nhiêu tuổi thì mới chịu trách nhiệm hình sự về hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng?
Dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng trị giá dưới 2 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
Theo đó, lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dùng thủ đoạn để lừa người khác chuyển tiền qua ngân hàng trị giá dưới 2 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng thì có bị xử phạt hành chính hay không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này."
Theo đó, dùng thủ đoạn để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng sẽ bị xử phạt từ 2- 3 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.
Bao nhiêu tuổi thì mới chịu trách nhiệm hình sự về hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng?
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, từ 16 tuổi trở lên thì mới chịu trách nhiệm hình sự về hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Những câu chúc mừng khai trương hay nhất? Chúc mừng khai trương hồng phát ngắn gọn, ý nghĩa?
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 là thứ mấy năm 2024? Học sinh có được nghỉ vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 không?
- Đã có Quyết định 3703 năm 2024 về TTHC nội bộ lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- 03 nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm do ai ban hành?