Đức Giáo Hoàng là gì? Vai trò của Đức Giáo Hoàng? Ngày Đức Giáo Hoàng mới nhậm chức có được nghỉ làm?
Đức Giáo Hoàng là gì? Vai trò của Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng có tên gọi khác không?
The Pope (Đức Giáo Hoàng) là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Rôma, người có trách nhiệm lãnh đạo tinh thần và giảng dạy giáo lý cho khoảng 1.4 tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Chức vụ này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị, xã hội và các vấn đề nhân đạo toàn cầu.
Trong ngôn ngữ xưng tụng, người Công Giáo Việt Nam thường gọi là Đức Giáo Hoàng, Đức Giáo Chủ hoặc Đức Thánh Cha.
Vai trò tôn giáo: Đức Giáo Hoàng với nhiệm vụ bảo vệ đức tin, giảng dạy về Chúa và dẫn dắt Giáo hội Công giáo trong các vấn đề giáo lý và đạo đức.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Đức Giáo Hoàng là gì? Vai trò của Đức Giáo Hoàng? Ngày Đức Giáo Hoàng mới nhậm chức có được nghỉ làm? (Hình từ Internet)
NLĐ có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức không có trong các ngày nghỉ lễ, tết của nước ta. Ngoài ra, ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức không có thời gian cố định, mỗi Đức Giáo Hoàng sẽ có ngày nhậm chức khác nhau.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động không được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức do ngày này không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên người lao động có thể nghỉ làm việc vào ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức trong trường hợp sau:
(1) Nếu trong trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(2) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày này thì người lao động vẫn được nghỉ.
(3) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày này, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức của NLĐ được tính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó, ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu ngày Đức Giáo Hoàng nhậm chức rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?
- Lễ hội Làng Sen khai mạc, bế mạc vào ngày mấy? Lúc mấy giờ? Có được nghỉ làm việc vào Lễ hội Làng Sen?
- Quyết định 1279 QĐ BCT năm 2025 quy định về giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành cụ thể ra sao?
- Mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? Mùng 5 tháng 5 âm lịch cúng gì? Tết Đoan Ngọ ngày mấy âm lịch 2025?
- Ngày 18 5 là ngày Lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng mới phải không? Làm thêm giờ vào ngày 18 5 được tính như nào?