Vì sao dùng Khói trắng Vatican báo tin chọn tân Giáo hoàng? Khói trắng Vatican là gì? Nghĩa vụ trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thế nào?
Khói trắng Vatican là gì? Khói trắng Mật nghị Hồng y là gì?
Mật nghị Hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng) là một cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị Giám mục của giáo phận Rôma, người sẽ trở thành giáo hoàng của Giáo hội Công giáo thay cho vị giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức. Giáo hội Công giáo xem giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô để đứng đầu Giáo hội Công giáo tại trần gian. |
Khói trắng Vatican là sự Báo hiệu rằng một Giáo hoàng mới đã được chọn.
Điều này xảy ra khi một ứng viên nhận được ít nhất 2/3 số phiếu từ các Hồng y tham gia conclave.
Khói trắng thường kèm theo tiếng chuông rung lên từ Nhà thờ Thánh Phêrô để xác nhận.
Thông tin Khói trắng Vatican là gì? Khói trắng Mật nghị Hồng y là gì? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Vì sao dùng Khói trắng Vatican báo tin chọn tân Giáo hoàng?
Từ "mật nghị hồng y" (Conclave) bắt nguồn từ tiếng Latin “cum clave”, nghĩa là “khóa kín”.
Kể từ thời Giáo hoàng Gregory X, các hồng y được “khóa kín” trong một không gian biệt lập, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đến khi bầu ra được Giáo hoàng.
Cách duy nhất để truyền tin ra bên ngoài là thông qua làn khói bốc lên từ ống khói.
Việc sử dụng hai màu khói trắng và đen cho thấy sự tương phản:
- Khói trắng: tượng trưng cho sự tích cực, sự hy vọng của Giáo hội hoàn vũ vào người kế vị Thánh Peter.
- Khói đen: tượng trưng cho những điều tiêu cực.
Lưu ý Thông tin Vì sao dùng Khói trắng Vatican báo tin chọn tân Giáo hoàng chỉ mang tính chất tham khảo
Vì sao dùng Khói trắng Vatican báo tin chọn tân Giáo hoàng? Khói trắng Vatican là gì? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thế nào? (Hình từ Internet)
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Bên cạnh đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
(2) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
(3) Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
(4) Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
(5) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
(6) Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
(7) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2025?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục có được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ không?
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có chức năng gì? Văn phòng có tư cách pháp nhân không?
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?