Dừa quả tươi sau khi sơ chế và đóng gói được phân vào hạng I có chất lượng như thế nào? Yêu cầu về bao gói trong cách trình bày dừa quả tươi hạng I được quy định như thế nào?
Dừa quả tươi sau khi sơ chế và đóng gói được phân vào hạng I có chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.2.2. tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10738:2015 quy định như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Dừa quả tươi được phân thành 3 hạng như sau:
2.2.1 Hạng “đặc biệt”
Dừa quả tươi hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Không có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2 Hạng I
Dừa quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Cho phép có những khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về màu sắc và hình dạng;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ do va chạm cơ học. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng tới cùi và nước quả.
2.2.3 Hạng II
Dừa quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép dừa quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm.
- khuyết tật về màu sắc và hình dạng;
- khuyết tật trên vỏ quả do va chạm cơ học. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng tới cùi và nước quả.
...
Theo đó, sau khi sơ chế và đóng gói dừa quả tươi hạng I phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm.
Cho phép có những khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- Khuyết tật nhẹ về màu sắc và hình dạng;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ do va chạm cơ học. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng tới cùi và nước quả.
Dừa quả tươi (Hình từ Internet)
Sai số cho phép về chất lượng đối với dừa quả tươi hạng I là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10738:2015 quy định như sau:
Sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
4.1 Sai số về chất lượng
4.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng dừa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I, hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.
4.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dừa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II, hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
4.1.3 Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dừa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
....
Theo đó, sai số cho phép đối với dừa quả tươi hạng I là 10 % số lượng hoặc khối lượng dừa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II, hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
Yêu cầu về bao gói trong cách trình bày dừa quả tươi hạng I được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10738:2015 quy định yêu cầu về cách trình bày như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
...
5.2 Bao gói
Dừa quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách phù hợp. Vật liệu sử dụng bên trong bao bì phải mới1), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Dừa quả tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd. 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản dừa quả tươi. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được chứa tạp chất và mùi lạ.
Theo đó, dừa quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách phù hợp.
Vật liệu sử dụng bên trong bao bì phải mới, sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm.
Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Dừa quả tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
Lưu ý, tiêu chuẩn trên áp dụng cho dừa quả tươi thu hoạch từ nhóm giống dừa lùn Cocos nucifera Linn, thuộc họ Arecaceae được cung cấp đến người tiêu dùng ở dạng tươi, sau khi sơ chế và đóng gói.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dừa quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?