Dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng phải được ai thẩm định trước khi trình Chính phủ? Hồ sơ gửi thẩm định gồm những giấy tờ gì?

Xin hỏi, dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng phải được ai thẩm định trước khi trình Chính phủ? Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi của anh Khải tại Bến Tre.

Dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng phải được ai thẩm định trước khi trình Chính phủ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:

Gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Trước khi trình Chính phủ, dự thảo phải được Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại Điều 58 của Luật Ban hành văn bản QPPL.
...

Theo đó, trước khi trình Chính phủ, dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng phải được Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cụ thể:

Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
...

thẩm định

Thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)

Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:

Gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);
b) Dự thảo văn bản (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản giấy);
c) Báo cáo về rà soát các văn bản QPPL có liên quan đến dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định thủ tục hành chính (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
đ) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
e) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);
g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đối với văn bản quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế này);
h) Tài liệu khác (nếu có) được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử.

Như vậy, hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những giấy tờ được quy định cụ thể trên.

Thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng tập trung vào những vấn đề gì?

Tại khoản 3 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
...
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
...

Như vậy, nội dung thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng tập trung vào các vấn đề sau:

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

- Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Dầu khí 2022: 07 hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí? Khi nào Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi đúng không? Công khai theo hình thức nào?
Pháp luật
Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
Pháp luật
Quốc hội đồng ý cho phép 4 Luật nào có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 thay vì 1/7/2024 và 1/1/2025 (Dự kiến)?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Bộ luật Lao động mới nhất 2024 và tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất ra sao?
Pháp luật
Luật cư trú mới nhất 2024 ra sao? Tổng hợp toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Cư trú mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Đánh giá tác động của chính sách là gì? Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới nhất?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì theo quy định hiện hành? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
641 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào