Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào?

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn được xác định như thế nào? Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn lập mức lợi nhuận dựa trên căn cứ gì?

Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào?

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn được quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2023/TT-BNNPTN như sau:

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu có tính đến yếu tố lạm phát được xác định theo công thức:

i = iv + f

Trong đó:

i: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

iv: lãi vay huy động vốn đầu tư, được xác định trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của ít nhất 03 ngân hàng thương mại; lãi suất vốn vay của dự án tương tự để làm cơ sở lập phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có).

Lãi vay huy động vốn đầu tư được xác định tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

f: tỷ lệ lạm phát, được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình của 10 năm gần nhất theo công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam và xem xét loại trừ các năm có CPI biến động lớn (theo phương pháp thống kê).

Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào?

Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn lập mức lợi nhuận dựa trên căn cứ gì?

Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2023/TT-BNNPTN như sau:

Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn
...
2. Căn cứ quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án lập mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo trong khung lợi nhuận sau đây:
a) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối đa không vượt quá mức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (i) quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu không thấp hơn lãi vay huy động vốn đầu tư (iv) quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án lập mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi phải đảm bảo trong khung lợi nhuận sau đây:

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối đa không vượt quá mức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (i) quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2023/TT-BNNPTN;

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu không thấp hơn lãi vay huy động vốn đầu tư (iv) quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2023/TT-BNNPTN.

Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án PPP lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn bao gồm những nhóm nào?

Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án PPP lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2023/TT-BNNPTN như sau:

- Nhóm lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền, bao gồm:

+ Lợi ích kinh tế mang lại của dự án do cải thiện sức khỏe cho người dân trong khu vực dự án (giảm chi phí khám chữa bệnh, giảm số ca mắc tiêu chảy, giảm tỷ lệ nhập viện);

+ Lợi ích mang lại do tiết kiệm thời gian nghỉ lao động, nghỉ học, ngày ốm của các hộ sử dụng nước;

+ Lợi ích mang lại do tăng năng suất làm việc của người dân trong khu vực dự án, lợi ích về thời gian như tiết kiệm thời gian mỗi ngày lấy nước của mỗi hộ gia đình so với khi chưa có công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn;

+ Lợi ích mang lại khác về sức khỏe như tăng tuổi thọ trung bình so với khi sử dụng nước chưa có dự án.

- Nhóm lợi ích có thể định lượng nhưng không định giá được, bao gồm: lợi ích do cải thiện về môi trường do giảm thiểu được tác động xấu do điều kiện cấp nước, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.

- Nhóm lợi ích chỉ có thể định tính, bao gồm:

+ Lợi ích do cải thiện trình độ giáo dục, nhận thức khi người dân được tiếp cận nước sạch nông thôn;

+ Lợi ích vô hình khác như giải trí và nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập được cải thiện trong khu vực, tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng nước;

+ Lợi ích mang lại do sử dụng nước sạch tác động trong quá trình chuyển hóa và phát triển của con người, đặc biệt đối với trẻ em.

Lưu ý:

Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn là dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

Dự án PPP Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự án PPP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự án PPP là gì? Tìm hiểu về mô hình hợp tác công tư
Pháp luật
Mẫu hồ sơ mời thầu đối với dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo Thông tư 15 mới nhất?
Pháp luật
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì? Lĩnh vực Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm lĩnh vực nào?
Pháp luật
Mẫu hồ sơ mời đàm phán đối với dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo Thông tư 15?
Pháp luật
Mẫu thông báo khảo sát sự quan tâm dự án PPP mới nhất 2024 theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu?
Pháp luật
Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào?
Pháp luật
Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của E-HSMST trong hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP?
Pháp luật
Hợp đồng BLT thuộc nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế nào? Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP khi sử dụng hợp đồng BLT dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP theo quy định hay không?
Pháp luật
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất được áp dụng đàm phán cạnh tranh trong những trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Trường hợp nào được điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án PPP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án PPP
318 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án PPP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự án PPP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào