Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào?

Tôi có câu hỏi là động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Dương.

Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào?

Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 160/2013/NĐ-CP như sau:

- Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;

- Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;

- Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;

- Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;

- Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.

động vật hoang dã

Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị đưa động vật hoang dã vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm các tài liệu nào?

Hồ sơ đề nghị đưa động vật hoang dã vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm các tài liệu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 160/2013/NĐ-CP như sau:

Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học;
b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần;
c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia;
Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.
d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị đưa động vật hoang dã vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị;

- 03 bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học 2008.

Cơ quan nào tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã đưa vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ?

Cơ quan nào tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã đưa vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 160/2013/NĐ-CP như sau:

Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
2. Cơ quan thẩm định:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã đưa vào Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

Động vật hoang dã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm tra dành cho cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài đẻ con thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Pháp luật
Cần ngăn chặn chợ tự phát buôn bán động vật hoang dã trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Săn thú rừng hoang dã có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì săn thú rừng hoang dã trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 2 CITES vì mục đích thương mại?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục 3 CITES vì mục đích thương mại?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh trưởng động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES? Mã số cung cấp thông tin gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh trưởng động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật hoang dã
504 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật hoang dã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào