Đơn vị nào là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam? Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Đơn vị nào là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định như sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận: là Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có chức năng tham mưu hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định của Quyết định số 1048/QĐ-TTg , Quyết định số 781/QĐ-TTg .
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
Chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam (Hình từ Internet)
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
1. Cho phép các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại quy chế này;
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
3. Đình chỉ quyền sử dụng, cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng lại nhãn hiệu chứng nhận;
4. Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp đầy đủ thông tin về trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
5. Tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm quy chế.
6. Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xử lý các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có các quyền hạn và nghĩa vụ sau:
- Cho phép các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại quy chế này;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Đình chỉ quyền sử dụng, cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng lại nhãn hiệu chứng nhận;
- Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp đầy đủ thông tin về trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm quy chế.
- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xử lý các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Mục đích của hoạt động kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Mục đích của hoạt động kiểm tra, giám sát:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động tuân thủ các quy định sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân;
b) Kiểm tra, giám sát các đặc tính của sản phẩm được chứng nhận, đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm;
c) Kiểm tra, phát hiện những dấu hiệu, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận trên thị trường.
2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan thường trực triển khai Chương trình OCOP cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới hoặc đơn vị chức năng trực thuộc khác) tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát;
b) Ban hành quy định, kế hoạch cụ thể trong hoạt động kiểm tra, giám sát (nếu cần);
c) Khuyến khích các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP chung (hệ thống truy xuất, tem truy xuất...).
3. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất (nếu cần thiết) việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích của hoạt động kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là:
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động tuân thủ các quy định sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân;
- Kiểm tra, giám sát các đặc tính của sản phẩm được chứng nhận, đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra, phát hiện những dấu hiệu, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận trên thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?