Đối với xử lý rác thải, có kinh doanh đầu tư được không? Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt có trách nhiệm gì?
Đối với xử lý rác thải chủ đầu tư khi cung cấp dịch vụ xử lý phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo Điều 59 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định việc lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, xây dựng và đấu thầu. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
+ Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam; tuân thủ hợp đồng xử lý đã ký kết và các cam kết với chính quyền địa phương;
+ Là chủ công nghệ hoặc có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định. Trường hợp sử dụng công nghệ xử lý có xuất xứ từ các nước châu Âu, nhóm các nước công nghiệp phát triển mà khác với quy định kỹ thuật của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải của Việt Nam thì khí thải, nước thải phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng của các quốc gia đó và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải, nước thải của Việt Nam;
+ Phải hoàn trả mặt bằng và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng, chi phí tháo dỡ công trình và các chi phí khác có liên quan trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký với chính quyền địa phương.
- Việc lựa chọn chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt có trách nhiệm gì?
Tại Điều 61 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khoản 4 và khoản 5 Điều 58 Nghị định này.
- Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.
- Không để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
- Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 63 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 75, khoản 2 Điều 76, khoản 1 Điều 77, khoản 2 và khoản 6 Điều 78, khoản 6 Điều 79, khoản 5 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
+ Ban hành biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn trong quy hoạch có liên quan theo thẩm quyền; lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
+ Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
+ Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?