Đối với việc lấy mẫu thủy sản để kiểm tra chất lượng thì chi phí lấy mẫu được quy định như thế nào?
- Đối với việc lấy mẫu thủy sản để kiểm tra chất lượng thì chi phí lấy mẫu được quy định như thế nào?
- Khi có kết quả kiểm tra chất lượng kết luận bên cung cấp có lỗi thì sẽ phải bồi thường các khoản nào?
- Trường hợp nào nên cung cấp hàng hóa có kết quả kiểm tra chất lượng là vi phạm nhưng không phải bồi thường?
Đối với việc lấy mẫu thủy sản để kiểm tra chất lượng thì chi phí lấy mẫu được quy định như thế nào?
Về chi phí lấy mẫu được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2011/TT-BYT với nội dung cụ thể:
"Điều 6. Chi phí lấy mẫu
Chi phí lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các quy định khác của pháp luật."
Theo đó thì quy định tại Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 như sau:
"Điều 41. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trên thị trường do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị khiếu nại, tố cáo về chất lượng mà cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận việc khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không đúng thì người khiếu nại, tố cáo phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 58. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Người khiếu nại, khởi kiện phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.
2. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm hoặc giám định khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải trả lại chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp cho người khiếu nại, khởi kiện."
Theo quy các quy định trên thì nếu anh có đơn khiếu nại, khởi kiện về chất lượng sản phẩm thì trước tiên anh sẽ là người phải trả chi phí lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trường hợp kết quả kiểm tra chất lượng khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm cho anh sẽ phải trả lại chi phí lấy mẫu này.
Trường hợp kết quả kết luận việc khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không đúng thì anh không được hoàn lại khoản tiền này.
Đối với việc lấy mẫu thủy sản để kiểm tra chất lượng thì chi phí lấy mẫu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi có kết quả kiểm tra chất lượng kết luận bên cung cấp có lỗi thì sẽ phải bồi thường các khoản nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gồm:
- Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại.
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.
- Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Trường hợp nào nên cung cấp hàng hóa có kết quả kiểm tra chất lượng là vi phạm nhưng không phải bồi thường?
Đối với bên sản xuất, cung cấp sản phẩm sẽ không phải bồi thường khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
"Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?