Đối với đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thì những trường hợp nào được xem là đấu giá không thành?
- Đối với đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thì những trường hợp nào được xem là đấu giá không thành?
- Từ chối kết quả trúng đấu giá đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Người đã trả giá cao nhất tại buổi đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có được quyền rút lại giá đã trả trước khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá không?
Đối với đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thì những trường hợp nào được xem là đấu giá không thành?
Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Đấu giá không thành
1. Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:
a) Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
b) Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
c) Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
d) Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Thông tư này;
đ) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 37 của Thông tư này;
e) Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này mà không có người trả giá tiếp;
g) Trường hợp từ chối kết quả trung đấu giá theo quy định tại Điều 39 của Thông tư này.
2. Khi cuộc bán đấu giá không thành, đơn vị có tài sản xử lý bán đấu giá báo cáo người có thẩm quyền quyết định xác định lại giá khởi điểm để tổ chức đấu giá hoặc bán trực tiếp công khai theo giá do Cục Tài chính thẩm định.
Như vậy đối với đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thì những trường hợp sau đây được xem là đấu giá không thành:
- Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
- Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
- Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
- Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Thông tư này;
- Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 37 của Thông tư này;
- Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này mà không có người trả giá tiếp;
- Trường hợp từ chối kết quả trung đấu giá theo quy định tại Điều 39 của Thông tư này.
Khi cuộc bán đấu giá không thành, đơn vị có tài sản xử lý bán đấu giá báo cáo người có thẩm quyền quyết định xác định lại giá khởi điểm để tổ chức đấu giá hoặc bán trực tiếp công khai theo giá do Cục Tài chính thẩm định.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Từ chối kết quả trúng đấu giá đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Từ chối kết quả trúng đấu giá
1. Khi Người điều hành đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.
2. Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.
Như vậy từ chối kết quả trúng đấu giá đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Khi Người điều hành đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.
- Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.
Người đã trả giá cao nhất tại buổi đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có được quyền rút lại giá đã trả trước khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá không?
Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận
1. Tại cuộc đấu giá thực hiện bằng phương thức trả giá lên theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó.
2. Người rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận quy định tại khoản 1 Điều này bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá.
Như vậy người đã trả giá cao nhất tại buổi đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quyền rút lại giá đã trả trước khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá.
Người rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận quy định tại khoản 1 Điều này bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?