Đối với chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô thi hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể gồm những gì? Trình tự thực hiện như thế nào?
- Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp nào?
- Đối với chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô thì hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể gồm những gì?
- Trình tự chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào?
Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp sau:
- Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
Tổ chức tài chính vi mô (Hình từ Internet)
Đối với chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô thì hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch:
a) Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, trong đó nêu rõ: lý do chấm dứt hoạt động, giải thể; tên, địa chỉ của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giải thể và cam kết giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô về việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch;
c) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giải thể.
...
Như vậy đối với chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô thi hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể gồm:
- Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, trong đó nêu rõ:
+ Lý do chấm dứt hoạt động, giải thể;
+ Tên, địa chỉ của chi nhánh chấm dứt hoạt động, giải thể và cam kết giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô về việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh;
- Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh chấm dứt hoạt động, giải thể.
Trình tự chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 26 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
...
2. Trình tự chấp thuận việc tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch:
a) Tổ chức tài chính vi mô lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận đề nghị của tổ chức tài chính vi mô; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, tổ chức tài chính vi mô phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch và có văn bản thông báo tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về kết quả thực hiện và ngày chấm dứt hoạt động, giải thể.
...
Như vậy trình tự chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự? Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là bao lâu?
- Ngày Song Thập Nhất là ngày gì? Ngày Song Thập Nhất là ngày mấy dương lịch? Ngày Song Thập Nhất vào thứ mấy năm 2024?
- Chương trình Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 lần thứ VII (HANIFF VII) diễn ra thời gian nào?
- Ngày 8 tháng 11 là ngày gì? Ngày 8 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 8 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?