Đối với bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường thì đối tượng nào bắt buộc phải mua?
Sự cố môi trường được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Như vậy sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường (Hình từ Internet)
Sự cố môi trường được phân thành những cấp nào? Việc phân cấp này dựa vào những căn cứ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường
1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
2. Ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn sau đây:
a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
c) Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.
Như vậy việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
- Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
- Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
- Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
Đối với bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường thì đối tượng nào bắt buộc phải mua?
Căn cứ theo Điều 140 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
1. Khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
2. Căn cứ nhóm dự án đầu tư được phân loại theo quy định tại Điều 28 của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
3. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
Đồng thời tại Điều 130 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
Như vậy, trong trường hợp cơ sở của chị là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP thuộc diện có công suất lớn thì bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
Chỉ khi nào cơ sở của công ty chị không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này thì mới mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường trên cở sở tự nguyện không bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?