Đối tượng nào hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép? Mức hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép như thế nào?
Đối tượng nào hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép? Mức hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ như thế nào?
Hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu vỏ thép (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép như sau:
Một số chính sách khác
1. Đối tượng được hỗ trợ: Chủ tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên khi thực hiện duy tu, sửa chữa định kỳ tàu.
…
4. Hỗ trợ 100% chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ nhưng không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên theo định mức kinh tế kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 117/2014/TT-BTC quy định về mức chi hỗ trợ sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép như sau:
Hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ
...
2. Mức chi hỗ trợ: Căn cứ hướng dẫn về định mức kinh tế kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ theo chi phí thực tế, nhưng mức chi không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.
Như vậy, chủ tàu cá vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên khi thực hiện sửa chữa định kỳ tàu thì sẽ được hỗ trợ 100% chi phí sửa chữa định kỳ nhưng không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ theo chi phí thực tế căn cứ hướng dẫn về định mức kinh tế kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để được hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 117/2014/TT-BTC quy định về điều kiện được hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép như sau:
Hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ
…
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Chủ tàu có tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản thường xuyên trên các vùng biển xa bờ thuộc danh sách tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và có giấy phép khai thác hải sản (hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản) còn hiệu lực;
b) Tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản không vi phạm các quy định pháp luật về thủy sản và quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, để được hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Chủ tàu có tàu cá khai thác hải sản thường xuyên trên các vùng biển xa bờ thuộc danh sách tàu cá khai thác hải sản được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và có giấy phép khai thác hải sản còn hiệu lực;
- Tàu cá khai thác hải sản không vi phạm các quy định pháp luật về thủy sản và quy định pháp luật khác có liên quan.
Tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 117/2014/TT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép (1 bộ) gồm có:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 117/2014/TT-BTC);
- Bản sao chứng thực giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (Phụ lục 4a hoặc 4b ban hành kèm theo Thông tư 117/2014/TT-BTC);
- Hợp đồng kinh tế về duy tu, sửa chữa tàu;
- Bản sao chứng thực các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; giấy phép khai thác hải sản đối với tàu đánh bắt hải sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản;
- Hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ liên quan đến việc duy tu, sửa chữa tàu.
Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ chi phí sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 67/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) quy định về nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách đầu tư thủy sản như sau:
Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách
...
2. Đối với chi phí: Đào tạo, duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép; kinh phí thực hiện chính sách bảo hiểm và chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, đối với chi phí hỗ trợ sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép sẽ được thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?