Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm những hình thức nào? Cơ quan nào có quyền thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá?
Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm những hình thức nào?
Việc đảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá được quy định tại Điều 67 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đóng mới, cải hoán phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, chất lượng phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định và cấp giấy tờ theo quy định.
3. Tàu cá không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá được quy định tại Điều 15 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTN như sau:
Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:
a) Tàu cá đóng mới;
b) Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Kiểm tra chu kỳ:
a) Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
b) Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Theo đó, việc kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm những hình thức sau:
Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:
- Tàu cá đóng mới;
- Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
Kiểm tra bất thường:
- Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm tra chu kỳ:
- Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
- Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm những hình thức nào? Cơ quan nào có quyền thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá?
Việc thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá
...
2. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:
a) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
b) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
...
Theo đó, thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định như sau:
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, tàu cá phải tiến hành thẩm định thiết kế mẫu bao gồm:
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán;
- Tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt.
Trình tự thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định theo pháp luật như thế nào?
Trình tự thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá có thẩm quyền theo quy định pháp luật hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
- Trong thời hạn 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành thẩm định thiết kế.
+ Trường hợp, không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân;
+ Trường hợp, đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và ký, đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Tải về Mẫu số 02.BĐ
Lưu ý:
Hồ sơ đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).
Tải về Mẫu số 01.BĐ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?