Đối tượng nào được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản? Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có quyền lợi nào?

Tôi có câu hỏi thắc mấc là đối tượng nào được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản? Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có quyền lợi nào? Câu hỏi của anh Quang Minh đến từ Đồng Nai.

Đối tượng nào được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản?

Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ban kèm theo Quyết định 1135/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên như sau:

Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên.
1. Hội viên chính thức: Tổ chức, công dân Việt Nam đã và đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản hoặc có hiểu biết về văn hóa và tiếng Nhật tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên chính thức.
2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Tổ chức, công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.
3. Điều kiện gia nhập Hội: Tổ chức, công dân Việt Nam muốn gia nhập Hội phải viết đơn xin gia nhập Hội, được Ban Chấp hành Hội xem xét, chấp thuận và được Chủ tịch quyết định kết nạp hội viên mới.
4. Thủ tục hội viên ra khỏi Hội
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận.
b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội trong các trường hợp sau:
- Hội viên bị mất quyền công dân;
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hội;
- Không tham gia hoạt động Hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;
- Không đóng hội phí trong vòng một năm kể từ khi Hội thông báo lần hai.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản như sau:

- Hội viên chính thức: Tổ chức, công dân Việt Nam đã và đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản hoặc có hiểu biết về văn hóa và tiếng Nhật tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên chính thức.

- Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Tổ chức, công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.

Giao lưu văn hóa

Đối tượng nào được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản? (Hình từ Internet)

Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có những quyền lợi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ban kèm theo Quyết định 1135/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về quyền của hội viên như sau:

Quyền của hội viên
1. Quyền của hội viên chính thức:
a) Được tham gia mọi hoạt động của Hội;
b) Được tham dự Đại hội, được đề cử, ứng cử và bầu cử, biểu quyết các vấn đề của Hội theo quy định của Điều lệ;
c) Được thảo luận dân chủ, góp ý kiến cho các nghị quyết và chương trình công tác của Hội; được chất vấn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi chủ trương, hoạt động của Hội.
d) Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội trong phạm vi quyền hạn và khả năng của Hội;
đ) Được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về việc nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, được tham dự các buổi hội thảo, nâng cao hiểu biết về văn hóa Nhật và tiếng Nhật;
e) Được quyền thông qua Hội để phát biểu ý kiến đề đạt kiến nghị nguyện vọng lên cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
g) Được hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội theo nhiệm vụ, quyền hạn của Hội mang lại và các quyền lợi khác theo quy định của Hội, quy định của pháp luật;
h) Được khen thưởng khi có thành tích cao trong hoạt động của Hội;
i) Có quyền xin ra khỏi Hội.
2. Quyền của hội viên liên kết và hội viên danh dự: Được hưởng các quyền như hội viên chính thức theo quy định tại Khoản 1 Điều này trừ các quyền đề cử, ứng cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và biểu quyết các vấn đề của Hội.

Như vậy, theo quy định trên thì hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có những quyền lợi sau:

- Được tham gia mọi hoạt động của Hội;

- Được tham dự Đại hội, được đề cử, ứng cử và bầu cử, biểu quyết các vấn đề của Hội theo quy định của Điều lệ;

- Được thảo luận dân chủ, góp ý kiến cho các nghị quyết và chương trình công tác của Hội; được chất vấn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi chủ trương, hoạt động của Hội.

- Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội trong phạm vi quyền hạn và khả năng của Hội;

- Được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về việc nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, được tham dự các buổi hội thảo, nâng cao hiểu biết về văn hóa Nhật và tiếng Nhật;

- Được quyền thông qua Hội để phát biểu ý kiến đề đạt kiến nghị nguyện vọng lên cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

- Được hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội theo nhiệm vụ, quyền hạn của Hội mang lại và các quyền lợi khác theo quy định của Hội, quy định của pháp luật;

- Được khen thưởng khi có thành tích cao trong hoạt động của Hội;

Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có các nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ban kèm theo Quyết định 1135/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:

Nghĩa vụ của hội viên
1. Tuân thủ pháp luật hiện hành, tuân thủ Điều lệ của Hội, các văn bản của Đại hội, Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội.
2. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng nhau góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
3. Tích cực tham gia các kỳ sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất của Hội khi Hội yêu cầu.
4. Hội viên chính thức và hội viên danh dự có trách nhiệm đóng hội phí hàng năm đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Hội.
5. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội để phục vụ cho hoạt động của Hội.
6. Tích cực tuyên truyền, quảng bá tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội; bảo vệ lợi ích của Hội theo quy định của pháp luật; vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Hội và tham gia tích cực vào việc phát triển hội viên mới cho Hội.
7. Tham gia các hoạt động và chấp hành sự phân công của Hội.

Như vậy, thì Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có các nhiệm vụ được quy định như trên.

Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng nào được tham gia làm hội viên Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản? Hội viên chính thức của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có quyền lợi nào?
Pháp luật
Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản?
Pháp luật
Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản hoạt động theo nguyên tắc nào? Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Tôn chỉ mục đích của Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản là gì? Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiệm vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản
867 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào