Đối tượng nào được phép cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia? Trường hợp xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào?
- Đối tượng nào được phép cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia?
- Việc dùng nước sông, suối vào sinh hoạt hàng ngày của người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia được quy định ra sao?
- Trường hợp người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào?
Đối tượng nào được phép cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia?
Theo Điều 4 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 4.
a) Những người dân của mỗi Bên được phép cư trú trong khu vực biên giới nói ở Điều 3 Hiệp định này, từ 15 tuổi trở lên được Nhà đương cục có thẩm quyền nước mình cấp một giấy chứng minh biên giới có ký hiệu riêng do hai Bên thỏa thuận, nhằm phân biệt với những người cư trú ngoài khu vực biên giới.
b) Những phần tử xấu có nguy hại cho việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và kinh tế ở khu vực biên giới không được cư trú trong khu vực biên giới.
Theo quy định nêu trên đối tượng được phép cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia là:
- Những người dân của mỗi Bên Việt Nam và Campuchia được phép cư trú trong khu vực biên giới nói ở Điều 3 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983, cụ thể:
Điều 3.
Hai Bên thỏa thuận thành lập ở mỗi Bên một khu vực gọi là khu vực biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có một ranh giới trùng với biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia nhằm làm cho việc qua lại biên giới của những người dân cư trú hai bên biên giới được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu chính đáng hàng ngày của họ, và bảo đảm an ninh cho mỗi khu vực biên giới và mỗi nước.
Hai Bên sẽ thông báo cho nhau danh sách các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên có ghi rõ thuộc huyện, tỉnh nào.
- Từ 15 tuổi trở lên được Nhà đương cục có thẩm quyền nước mình cấp một giấy chứng minh biên giới có ký hiệu riêng do hai Bên thỏa thuận, nhằm phân biệt với những người cư trú ngoài khu vực biên giới.
Lưu ý: Những phần tử xấu có nguy hại cho việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và kinh tế ở khu vực biên giới không được cư trú trong khu vực biên giới.
Việc dùng nước sông, suối vào sinh hoạt hàng ngày của người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia được quy định ra sao?
Theo khoản a, khoản b Điều 8 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 8.
a) Ở những nơi đường biên giới đi giữa dòng sông, suối, kênh, rạch, những người dân khu vực biên giới hai Bên được dùng nước sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, được đánh bắt cá, tôm… và tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ phía Bên kia, trừ trường hợp bị tai nạn và khi đó hai Bên sẽ giúp đỡ nạn nhân.
b) Ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một Bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới Bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường nhưng không được đánh bắt cá, tôm trên các sông, suối, kênh, rạch đó trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên và họ phải tôn trọng chủ quyền và luật lệ của nước có chủ quyền đối với sông, suối, kênh, rạch đó.
...
Theo đó, việc dùng nước sông, suối vào sinh hoạt hàng ngày của người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia được quy định như sau:
- Ở những nơi đường biên giới đi giữa dòng sông, suối, kênh, rạch, những người dân khu vực biên giới hai Bên được dùng nước sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, được đánh bắt cá, tôm… và tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ phía Bên kia, trừ trường hợp bị tai nạn và khi đó hai Bên sẽ giúp đỡ nạn nhân.
- Ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một Bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới Bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường nhưng không được đánh bắt cá, tôm trên các sông, suối, kênh, rạch đó.
Trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên và họ phải tôn trọng chủ quyền và luật lệ của nước có chủ quyền đối với sông, suối, kênh, rạch đó.
Đối tượng được phép cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (Hình từ Internet)
Trường hợp người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 17 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 17.
Khi xảy ra những chuyện tranh chấp ở biên giới, chính quyền địa phương hai Bên tùy theo mức độ, cần kịp thời gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trường hợp tranh chấp về lãnh thổ thì chính quyền địa phương mỗi Bên phải báo cáo lên Chính phủ nước mình giải quyết. Trong khi chờ đợi, hai Bên đều có gắng giữ quan hệ bình thường không làm cho tình hình phức tạp thêm.
Theo quy định trên, trường hợp người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia xảy ra tranh chấp ở biên giới, chính quyền địa phương hai Bên tùy theo mức độ, cần kịp thời gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Trường hợp tranh chấp về lãnh thổ thì chính quyền địa phương mỗi Bên phải báo cáo lên Chính phủ nước mình giải quyết.
Lưu ý: Trong khi chờ đợi, hai Bên đều có gắng giữ quan hệ bình thường không làm cho tình hình phức tạp thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?