Doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt thì có cần phải có Giấy phép vận tải không?
Doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt thì có cần phải có Giấy phép vận tải không?
Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm
Ngoài việc thực hiện quy định của Luật Đường sắt và các quy định liên quan của Nghị định này, doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau:
1. Chỉ tiến hành vận tải khi có giấy phép vận tải hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán nhãn theo đúng quy định.
2. Kiểm tra hàng nguy hiểm, bảo đảm an toàn vận tải theo quy định.
3. Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm.
4. Chỉ đạo những người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm thực hiện quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.
5. Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm có trách nhiệm là chỉ tiến hành vận tải khi có Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán nhãn theo đúng quy định.
Doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt thì có cần phải có Giấy phép vận tải không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt?
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm
1. Căn cứ mức độ nguy hiểm của hàng nguy hiểm, các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này có trách nhiệm quy định loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm bắt buộc người thuê vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt được quy định như sau:
a) Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định này và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
b) Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8 quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định này;
d) Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 6 quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt được quy định như sau:
- Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
- Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
- Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8 quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
- Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 6 quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
Hàng nguy hiểm được phân thành mấy loại?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về phân loại hàng nguy hiểm như sau:
Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại và được chia thành các nhóm sau đây:
- Loại 1: Chất nổ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm 1.1: Chất nổ.
+ Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.
- Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
+ Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.
- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
- Loại 4: Chất rắn dễ cháy, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
+ Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.
+ Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
- Loại 5: Chất ô xy hóa, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.
+ Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.
- Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm 6.1: Chất độc hại.
+ Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.
- Loại 7: Chất phóng xạ.
- Loại 8: Chất ăn mòn.
- Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.
Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm (trừ trường hợp bao bì, thùng chứa loại chở ga, chất lỏng, dễ cháy cấp 1 và thể tích nhỏ hơn 0,5 m3) chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?