Doanh nghiệp trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật có được không? Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?
Doanh nghiệp trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật có được không?
Theo khoản 7 Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Như vậy, doanh nghiệp không được trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật, đây là hành vi bị nghiêm cấm, có thể bị xử phạt hành chính.
Doanh nghiệp trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật có được không? (hình từ internet)
Mức phạt khi doanh nghiệp trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật là bao nhiêu?
Theo Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
…
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên
....
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động áp dụng đối với cá nhân, nếu doanh nghiệp có hành vi trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật thì mức phạt vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt cá nhân cụ thể như sau:
- Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:
Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật
Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật bao gồm:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép hoặc tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?