Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không? Doanh nghiệp quảng cáo không có khuyến cáo sẽ bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không?
- Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo hay không?
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không?
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
...
3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
…
Theo đó việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, còn phải tuân thủ quy định đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Như vậy doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký nội dung quảng cáo phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không? (Ảnh từ Internet)
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo sẽ bị xử phạt thế nào?
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo sẽ bị xử phạt thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
…
Lưu ý: căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức."
Như vậy doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo hay không?
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo đó doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?