Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sẽ không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp nào?
- Quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
- Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
- Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sẽ không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp nào?
- Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Điều 41 Luật Quảng cáo 2012 (hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP) về văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam:
“1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện được hoạt động khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
3. Văn phòng đại diện chỉ được xúc tiến quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.”
Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Điều 20 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2019/NĐ-CP) quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;
c) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
d) Các giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
a) Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải hoạt động và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động, địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.”
Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sẽ không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
“1. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2. Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sẽ không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu:
- Việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (hướng dẫn bởi Thông tư 165/2016/TT-BTC) quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về Lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
“1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Căn cứ Điều 4 Thông tư 165/2016/TT-BTC về Mức thu lệ phí:
“1. Mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam như sau:
a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/Giấy phép.
b) Cấp lại, sửa đổi, bổ sung: 1.500.000 đồng/Giấy phép.
2. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam thu bằng Đồng Việt Nam.”
Theo đó, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài muốn được cấp mới Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ phải đóng mức phí 3.000.000 đồng/Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?