Ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam là ngày bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày này không?
Ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam là ngày bao nhiêu?
Theo quy định Điều 103 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Thực hiện theo Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IV, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/NĐ-CP năm 1973 về việc Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Kể từ đó, ngày 21/5 hằng năm là ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.
Như vậy, ngày 21 tháng 5 năm 1973 là ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam và ngày 21/5 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.
Ngày 21 tháng 5 năm 2025 rơi vào thứ Tư (Nhằm ngày 24 tháng 4 năm 2025 Âm lịch) là kỷ niệm 52 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.
*Lưu ý: Thông tin trên về Ngày thành lập Kiểm lâm Việt Nam chỉ mang tính tham khảo
Ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam là ngày bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày này không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày này không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ. Thường thì ngày nghỉ hằng tuần của người lao động rơi vào thứ 7, chủ nhật.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Trong năm có những ngày lễ lớn nào người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn trong năm như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì trong năm sẽ có các ngày lễ lớn trong nước mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương gồm có như sau:
- Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975)
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Stt hay về học sinh lớp 12 ngắn gọn hài hước? Học sinh lớp 12 có bắt buộc thi môn Tiếng anh khi dự thi tốt nghiệp THPT không?
- Mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương 2024 2025? Tải về mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh?
- Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?
- Nguyên Chủ tịch nước từ trần có tổ chức Lễ Quốc tang hay không? Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày?
- Quốc tang mới nhất: Việt Nam để Quốc tang bao nhiêu ngày? Những ai được tổ chức Quốc tang? Quốc tang không được làm gì?