Doanh nghiệp nợ lương, người lao động có được yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Phá sản 2014 nêu rõ về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
- Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
- Được đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Phải thông báo công khai về quyết định mở thủ tục phá sản ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp nợ lương, người lao động có được yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
Doanh nghiệp nợ lương, người lao động có được yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
Tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
"Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán."
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương mà doanh nghiệp không trả. Trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần phải có nội dung về tổng số tiền lương mà doanh nghiệp không trả cho người lao động.
Một doanh nghiệp bị coi là phá sản là khi mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn như thế nào?
Tại Điều 27 Luật Phá sản 2014 quy định đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn quy định như sau:
- Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
- Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?