Doanh nghiệp nhỏ và vừa lập báo cáo tài chính theo quy định nào? Doanh nghiệp có vốn nước ngoài và có bắt buộc phải báo cáo tài chính không?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lập báo cáo tài chính theo quy định nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
Nguyên tắc chung
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
...
Theo quy định trên, nếu bên anh là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng phải báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị mình. Nếu chuyển đổi áp dụng theo chế độ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC thì cũng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý.
Theo thông tin anh cung cấp thì năm 2022 đơn vị đang áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC rồi nên năm 2023 nếu chưa thông báo thay đổi cho cơ quan thuế và đơn vị vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn tiếp tục áp dụng theo chế độ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC anh nhé.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lập báo cáo tài chính theo quy định nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài và có bắt buộc phải báo cáo tài chính không?
Căn cứ Điều 70 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 70. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo tài chính
1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm ban hành theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, 123 mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
...
và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
Điều 80. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau:
Các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.
Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định (Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
=> Theo đó, việc lập và nộp báo cáo tài chính là trách nhiệm của tất cả doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn nước ngoài còn phải kiểm toán báo cáo tài chính độc lập trước khi nộp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp được xác định dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa vào các tiêu chí trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?