Doanh nghiệp muốn đề nghị giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông thì hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như thế nào?
- Kết nối viễn thông thường xảy ra tranh chấp về nội dung gì?
- Doanh nghiệp muốn đề nghị giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông thì hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như thế nào?
- Cục Viễn thông có thể đưa gia giải pháp để bảo đảm kết nối viễn thông khác khi nào?
- Doanh nghiệp viễn thông được chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải có trách nhiệm như thế nào?
Kết nối viễn thông thường xảy ra tranh chấp về nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về nội dung tranh chấp trong kết nối viễn thông như sau:
Nội dung tranh chấp trong kết nối viễn thông
Tranh chấp trong kết nối viễn thông bao gồm:
1. Tranh chấp về Thoả thuận kết nối.
2. Tranh chấp về cung cấp dung lượng kết nối.
3. Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối.
4. Các tranh chấp khác khi thực hiện kết nối viễn thông.
Như vậy, theo quy định trên thì trong kết nối viễn thông thường xảy ra tranh chấp các nội dung sau:
- Tranh chấp về Thoả thuận kết nối;
- Tranh chấp về cung cấp dung lượng kết nối;
- Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối;
- Các tranh chấp khác khi thực hiện kết nối viễn thông.
Doanh nghiệp muốn đề nghị giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông thì hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp muốn đề nghị giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông thì hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp như sau:
Thủ tục giải quyết tranh chấp
1. Doanh nghiệp viễn thông yêu cầu giải quyết tranh chấp có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ hồ sơ về Cục Viễn thông.
2. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tối thiểu phải bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp có dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông theo mẫu tại phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các chứng cứ, tài liệu liên quan (nếu có).
3. Cục Viễn thông có trách nhiệm xem xét, thu thập thông tin, chứng cứ có liên quan. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ theo yêu cầu của Cục Viễn thông.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên có liên quan. Kết quả hiệp thương được lập thành biên bản có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của các bên tham gia hiệp thương và Cục Viễn thông.
5. Nếu thông qua hiệp thương các bên có liên quan thống nhất được các nội dung tranh chấp thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đã thống nhất. Trong trường hợp các bên có liên quan không thống nhất được các nội dung tranh chấp thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản hiệp thương, Cục Viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông muốn đề nghị giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông thì hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp như sau:
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp có dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông theo mẫu tại phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Và các chứng cứ, tài liệu liên quan (nếu có).
Cục Viễn thông có thể đưa gia giải pháp để bảo đảm kết nối viễn thông khác khi nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 22 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp như sau:
Thủ tục giải quyết tranh chấp
…
6. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Cục Viễn thông có thể xem xét, quyết định yêu cầu các bên bảo đảm việc kết nối đúng theo hiện trạng trước khi phát sinh tranh chấp hoặc đưa ra một giải pháp khác để bảo đảm kết nối, trong trường hợp:
a) Bảo đảm lợi ích công cộng hoặc sự toàn vẹn của mạng lưới viễn thông;
b) Việc tranh chấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp;
d) Để bảo đảm hoạt động viễn thông công ích;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp của Cục Viễn thông, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Viễn thông có thể đưa gia giải pháp để bảo đảm kết nối viễn thông khác trong trường hợp sau:
- Bảo đảm lợi ích công cộng hoặc sự toàn vẹn của mạng lưới viễn thông;
- Việc tranh chấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp viễn thông khác;
- Để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp;
- Để bảo đảm hoạt động viễn thông công ích;
- Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Doanh nghiệp viễn thông được chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-BTTTT, có quy định về nguyên tắc chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối như sau:
Nguyên tắc chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối
...
5. Các doanh nghiệp viễn thông được chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm:
a) Tuân thủ nội quy về an toàn, bảo mật của doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
b) Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật biết kế hoạch lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kết nối trong phạm vi địa điểm kết nối trước khi thực hiện;
c) Thanh toán giá thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối theo hợp đồng giữa các bên.
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp viễn thông được chia sẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ nội quy về an toàn, bảo mật của doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
- Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật biết kế hoạch lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kết nối trong phạm vi địa điểm kết nối trước khi thực hiện;
- Thanh toán giá thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối theo hợp đồng giữa các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?