Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xử lý như thế nào đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt báo cáo về thời gian sử dụng công trình đường sắt đang quản lý khai thác căn cứ vào đâu?
- Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xử lý như thế nào đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp?
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt báo cáo về thời gian sử dụng công trình đường sắt đang quản lý khai thác căn cứ vào đâu?
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT giải thích thì:
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là đơn vị được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về cách xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp như sau:
Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
1. Căn cứ hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam về thời gian sử dụng công trình đang quản lý khai thác, sử dụng.
...
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là đơn vị được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, căn cứ hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam về thời gian sử dụng công trình đang quản lý khai thác, sử dụng.
Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp (Hình từ Internet)
Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về cách xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp như sau:
Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
...
2. Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.
...
Theo quy định trên, công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình.
Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xử lý như thế nào đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp?
Tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về cách xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp như sau:
Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
...
3. Tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam để tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình và sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng.
4. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo, đề xuất phương án xử lý, lộ trình thực hiện theo quy định của pháp luật về Bộ Giao thông vận tải để được xem xét quyết định.
Như vậy, theo quy định trên tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam để tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình và sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng.
Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo, đề xuất phương án xử lý, lộ trình thực hiện theo quy định của pháp luật về Bộ Giao thông vận tải để được xem xét quyết định.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có được cộng dồn không theo Thông tư 24? Cộng 0,25 điểm ưu tiên cho đối tượng nào?
- Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 2 2025 chi tiết theo Thông tư 22? Hướng dẫn cách tính điểm trung bình học kỳ 2 2025?
- Giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện là gì? Nội dung chính của hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện bao gồm những gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng tại nước ngoài gồm những nội dung chủ yếu nào?