Doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ có báo cáo định kỳ quý về phương án sắp xếp nhà đất theo Nghị định 167 hay không?
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là gì?
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được giải thích tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 167/2017/NĐ-CP là tập hợp các đề xuất về hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được lập thành phương án tổng thể đối với tất cả các cơ sở nhà, đất trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo từng loại hình: Cơ quan, tổ chức, đơn vị; doanh nghiệp.
Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này lập phương án báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, quyết định.
Doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ có báo cáo định kỳ quý về phương án sắp xếp nhà đất theo Nghị định 167 hay không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
b) Doanh nghiệp, bao gồm:
b1) Doanh nghiệp cấp I là Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty độc lập do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ;
b2) Doanh nghiệp cấp II là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp I quy định tại tiết b1 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II chiếm trên 50% vốn điều lệ;
b3) Doanh nghiệp cấp III là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp II quy định tại tiết b2 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp II vào doanh nghiệp cấp III chiếm trên 50% vốn điều lệ;
c) Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại điểm b khoản này, việc quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ là Doanh nghiệp cấp I và phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khi có căn cứ phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Không có quy định phải báo cáo định kỳ hằng quý phương án sắp xếp này, nội dung này thực hiện khi cơ quan cấp trên có yêu cầu.
Doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ thực hiện xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại bằng những hình thức nào?
Doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ thực hiện xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại bằng những hình thức được quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2017/NĐ-CP như sau:
- Giữ lại tiếp tục sử dụng.
- Thu hồi.
- Điều chuyển.
- Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Chuyển mục đích sử dụng đất.
- Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý.
- Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.
- Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
Việc sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao thực hiện theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?