Doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
- Doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công có phải hủy quyết định điều động không?
Điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Chiếu theo quy định này, điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công là một trong 06 hành vi bị nghiêm cấm sau khi đình công.
Do đó, nếu doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người lao động đình công (hình từ Internet)
Doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công bị phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm các quy định về đình công như sau:
Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;
d) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về đình công.
...
Chiếu theo quy định này, người sử dụng lao động điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công. Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công có phải hủy quyết định điều động không?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp người sử dụng lao động điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công như sau:
Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó, ngoài bị xử lý hành chính với mức phạt tối đa lên đến 20.000.000 đồng, doanh nghiệp điều động người lao động sang làm công việc khác vì lý do tham gia đình công còn buộc phải hủy quyết định điều động người lao động sang làm việc khác vì lý do tham gia đình công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?