Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động theo quy định nhiều lần nhưng chưa bị xử lý. Bây giờ được xử phạt nhiều lần hay chỉ được xử phạt một lần. Nếu xử phạt một lần thì có tính là tình tiết tăng nặng hay không?

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần phải báo cáo tình hình hoạt động của mình hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

"Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
..
6. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
..."

Theo quy định trên thì định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp  dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của mình thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về dịch vụ việc làm như sau:

"Điều 7. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
..."

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…”.

Như vậy, hành vi doanh nghiệp không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Doanh nghiệp dịch vụ việc làm không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt hành chính thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
..."

Như vậy, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng ra, thì các trường hợp khác sẽ được xác định theo nguyên tắc “vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính”.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định nhiều lần sẽ được xác định là tình tiết tăng nặng.

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt (khoản 4 Điều 23 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).

Dịch vụ việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã bị thu hồi không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải có người đại diện theo pháp luật đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu lý lịch tự thuật dành cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất?
Pháp luật
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép khi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu lần?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có được quyền rút tiền ký quỹ khi gặp khó khăn hay không?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm? Hướng dẫn cách ghi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép?
Pháp luật
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai những thông tin gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm ở nước ngoài không?
Pháp luật
Công ty giới thiệu việc làm đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần bảo đảm những điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ việc làm
1,986 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ việc làm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào