Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử là gì? Người chơi trò chơi điện tử trên mạng là ai?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử là gì? Người chơi trò chơi điện tử trên mạng là ai?
Căn cứ tại khoản 10, 12 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.
Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.
Ngoài ra, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định về phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi:
Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
...
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi:
a) Tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi điện tử G1, trong hồ sơ thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4. Việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử G1;
c) Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.
Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.
Trong đó, trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
(1) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
(2) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
(3) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng:
Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin về trò chơi điện tử trên mạng hoặc không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi hoặc không khuyến cáo các tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với người chơi trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, trong từng trò chơi;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 2, các khoản 3, 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Như vậy, nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì không bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?