Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông không?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng như thế nào?
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
- Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
- Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;
- Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;
- Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;
- Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Như vậy ,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng sẽ có quyền cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của doanh nghiệp cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Kết nối mạng viễn thông công cộng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
c) Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;
b) Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;
c) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, doanh nghiệp ung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
- Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
- Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 33 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
...
Như vậy, Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?