Doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau trong quá trình tuyển dụng, một số doanh nghiệp thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào khi nộp đơn xin việc. Vậy thủ tục này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Câu hỏi của chị A.N đến từ Hà Giang.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?

Tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Theo đó, doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi sau:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào hay không?

Doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào hay không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm thì có quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.

Đối chiếu với thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào có thể thấy doanh nghiệp đang có hành vi phân biệt đối với người lao động về tình trạng thai sản và tình trạng hôn nhân.

Bởi dựa vào quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì phân biệt đối xử trong lao động là

Giải thích từ ngữ
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Như vậy, trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp không được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào khi nộp đơn xin việc

Chế tài xử phạt khi doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử với lao động nữ trong lao động là gì?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP doanh nghiệp có thể bị xử phạt như sau:

Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
....
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
....

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt, đối xử trong tuyển dụng lao động.

Tóm lại, trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp không được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào khi nộp đơn xin việc.

Tuyển dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản tự khai là gì? Tải về mẫu bản tự khai của ứng viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Deal lương là gì? Mẫu email deal lương chuyên nghiệp, thuyết phục, hiệu quả dành cho người lao động?
Pháp luật
Mẫu thông báo tuyển dụng file word lao động làm thời vụ cuối năm dành cho doanh nghiệp? Việc làm thời vụ là gì?
Pháp luật
Mẫu đăng bài tuyển dụng thu hút ứng viên? Có thể tuyển dụng lao động thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất? Ứng viên có phải phải trả chi phí cho việc tuyển dụng không?
Pháp luật
Như thế nào là tuyển dụng lao động? Hiện nay có bao nhiêu hình thức tuyển dụng lao động theo quy định?
Pháp luật
Thư mời phỏng vấn là gì? Mẫu thư mời phỏng vấn song ngữ (Việt - Anh) qua email hay nhất dành cho công ty?
Pháp luật
Mẫu giấy mời làm việc dành cho công ty mới nhất? Tải về mẫu giấy mời làm việc dành cho công ty ở đâu?
Pháp luật
Mẫu email từ chối nhận việc sau phỏng vấn ngắn gọn dành cho ứng viên người lao động? Nội dung cần có trong email?
Pháp luật
Thư từ chối ứng viên khi tuyển dụng lao động? Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyển dụng lao động
1,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển dụng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển dụng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào