Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
- Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng và sức khỏe là bao nhiêu?
- Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quyền cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe với thời hạn là không quá 05 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không? (Hình từ Internet)
Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng và sức khỏe là bao nhiêu?
Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
2. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
3. Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định, số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không được vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm bảo hiểm.
Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố nào?
Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai
...
4. Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
5. Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?
- Xét xử sơ thẩm là gì? Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kết luận tội khác nhẹ hơn?
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại đâu? Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm?