Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5? Đoạn văn về Tình yêu đất nước ngắn gọn? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5? Đoạn văn về Tình yêu đất nước ngắn gọn?
Tham khảo Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5 dưới đây:
Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5 Việt Nam - là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước. Tinh thần yêu nước đó không chỉ được thể hiện trong quá khứ, khi nhân dân ta phải chống lại kẻ thù xâm lược mà còn thể hiện ở thời điểm hiện tại, khi đất nước đã giành lại được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình. Trên cơ sở vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc, thế hệ trẻ ngày hôm nay vẫn luôn cố gắng từng ngày để xứng đáng với sự hy sinh của ông cha ta ngày trước, xứng đáng với thế hệ đã xếp bút nghiêng lên đường chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Thật tự hào khi nhiều bạn trẻ đã đạt được thành tích cao trên đấu trường quốc tế, thể hiện được tinh thần của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, đại tài khiến cho bạn bè năm châu phải nể phục, tôn trọng. Tóm lại, tình yêu nước là một thứ tình cảm rất thiêng liêng, ăn sâu vào trong máu của người Việt Nam. Vì vậy, thế hệ trẻ hãy luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, sống sao cho thật xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã xây dựng nên. |
Tải thêm 02 Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5 ngắn gọn tại đây => Tải về
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: về 5 nhiệm vụ của học sinh theo Luật Giáo dục được quy định cụ thể tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019:
(1) Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
(2) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
(3) Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
(4) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
(5) Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Đoạn văn về Tình yêu đất nước môn Ngữ văn lớp 5? Đoạn văn về Tình yêu đất nước ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học là gì?
Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cấp tiểu học của môn Ngữ Văn như sau:
(1) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
(2) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?
Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn được quy định rõ trong Chương trình môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tìm hiểu pháp luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Quảng Ngãi năm 2025 chi tiết ra sao?
- Toàn văn Nghị quyết 125/NQ-CP và Nghị quyết 126/NQ-CP PDF thông qua Đề án sáp nhập tỉnh, xã năm 2025 thế nào?
- Ngày 13 5 cấm đường tại Hải Phòng có áp dụng đối với người đi bộ không? Ngày 13 5 có phải ngày lễ lớn?
- Ngày 13 5 Hải Phòng bắn pháo hoa nổ tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tầm cao hay tầm thấp? Bảo quản pháo hoa nổ như nào?
- Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?