Đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao được hiểu là như thế nào? Tuyến đường sắt tốc độ cao được chia như thế nào?
Đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao là gì?
Đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao được giải thích tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13342:2021 thì đoạn tuyến (alignment element) là đoạn đường có hoặc theo phương dọc, phương ngang hoặc phương đứng (siêu cao) tuân theo mô tả toán học duy nhất dưới dạng hàm số của lý trình.
CHÚ THÍCH:
Trừ khi có quy định khác, các tham số thiết kế tuyến đường được xác định đối với tim đường, và khoảng cách theo phương dọc đối với tim đường được xác định trong hình chiếu bằng.
Đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao được hiểu là như thế nào? Tuyến đường sắt tốc độ cao được chia như thế nào? (Hình từ Internet)
Tuyến đường sắt tốc độ cao được chia như thế nào?
Tuyến đường sắt tốc độ cao được chia theo quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13342:2021 như sau:
Quy định chung
…
5.2 Đặc điểm của tuyến
Tuyến xác định vị trí hình học của đường ray. Tuyến được chia thành bình diện và trắc dọc.
Bình diện là hình chiếu của tim đường trên mặt bằng. Bình diện bao gồm chuỗi các đoạn tuyến, mỗi đoạn tuân theo một mô tả toán học duy nhất, là hàm số của khoảng cách theo phương dọc dọc theo hình chiếu bằng (lý trình). Các đoạn bình diện được nối với nhau tại các tiếp điểm, mà tại đó hai đoạn được nối với nhau có cùng tọa độ và cùng hướng. Các yếu tố bình diện được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các yếu tố bình diện
Hầu hết các ghi hiện đại đều có lưỡi ghi dạng tiếp tuyến, mà tại đó đường rẽ bắt đầu bằng đoạn tiếp tuyến với đường thông qua. Tuy nhiên, thiết kế lưỡi ghi có thể bắt đầu bằng một biến đổi đột ngột hướng ngang tại đầu lưỡi ghi. Các tiêu chí thiết kế có thể có đối với bình diện trước lưỡi ghi, có tính đến góc xung kích, được mô tả trong Phụ lục C.
Khi ghi được đặt trên đường có độ dốc dọc khác không, đường cong đứng và/hoặc siêu cao, thì hình học theo phương ngang của đường rẽ sẽ hơi khác với các yếu tố bình diện trong Bảng 1.
Trắc dọc xác định cao độ của đường ray là hàm số của lý trình (vị trí theo phương dọc, dọc theo hình chiếu bằng của tim đường). Các đoạn trắc dọc được nối tại các tiếp điểm, mà tại đó hai đoạn được nối có cùng cao độ và độ dốc dọc (p) (với một số trường hợp ngoại lệ). Các yếu tố trắc dọc được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Các yếu tố trắc dọc
CHÚ THÍCH:
Đường cong đứng trên đường mà bắt đầu hoặc kết thúc trong ghi có siêu cao có thể là đa thức bậc cao hơn so với parabol.
Siêu cao thực tế (D) trên đường ray là sự chênh lệch về cao độ giữa hai ray. Siêu cao có thể được thực hiện bằng cách nâng một ray lên cao hơn và giữ nguyên cao độ của ray còn lại, hoặc bằng cách nâng cao độ một bên ray đồng thời hạ cao độ ray bên còn lại theo một quy luật xác định trước. Các đoạn trên siêu cao được quy định trong Bảng 3.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tuyến đường sắt tốc độ cao được chia thành bình diện và trắc dọc.
Bán kính đường cong nằm của tuyến đường sắt tốc độ cao mang giá trị dương hay âm?
Bán kính đường cong nằm của tuyến đườngsắt tốc độ cao mang giá trị dương hay âm, thì theo quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13342:2021 như sau:
Giới hạn đối với khổ đường 1 435 mm
6.1 Bán kính đường cong nằm (R)
Trong Tiêu chuẩn này, bán kính mang giá trị dương (+) đối với cả đường cong rẽ phải và đường cong rẽ trái.
Bán kính hạn chế (giới hạn dưới đối với bán kính) của đường cong nằm không phụ thuộc vận tốc (Rlim), được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Bán kính hạn chế của đường cong nằm (Rlim)
CHÚ THÍCH:
Không phải tất cả các phương tiện đều được thiết kế và phê duyệt cho bán kính cong nằm nhỏ hơn 150 m (ví dụ, xem EN 15273-2)
Không có giới hạn trên đối với bán kính cong nằm trong Tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn hiện hành có thể có giới hạn trên như vậy, liên quan đến khả năng của phần mềm định tuyến để xử lý các số lớn, hoặc liên quan đến các khía cạnh thực tế khác.
6.2 Siêu cao (D)
Trong Tiêu chuẩn này, siêu cao trên đường cong nằm là dương (+) nếu ray lưng cao hơn ray bụng (Ray trong).
CHÚ THÍCH 1:
Siêu cao âm (-) là không thể tránh được tại ghi trên tuyến chính có siêu cao mà tại đó ghi cong theo hướng ngược với tuyến chính và, trong trường hợp nhất định, trên tuyến trong khu gian tiếp giáp ngay với ghi có siêu cao. Siêu cao âm cũng có thể được sử dụng trên các đường tạm.
Giới hạn trên đối với siêu cao (Dlim), không phụ thuộc bán kính cong nằm (R), được quy định trong Bảng 5.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bán kính đường cong nằm của tuyến đường sắt tốc độ cao mang giá trị dương đối với cả đường cong rẽ phải và đường cong rẽ trái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?