Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan gồm những thành viên nào? Việc lựa chọn người tham gia Đoàn thanh tra được thực hiện như thế nào?
Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan gồm những thành viên nào?
Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Tổ chức Đoàn thanh tra
Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra. Phó Trưởng đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Theo đó, Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan gồm có các thành viên sau:
- Trưởng đoàn thanh tra;
Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp cần thiết);
Phó Trưởng đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
- Các thành viên Đoàn thanh tra.
Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Việc lựa chọn người tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Lựa chọn người tham gia Đoàn thanh tra
1. Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra để trình người ra quyết định thanh tra xem xét, bố trí tham gia Đoàn thanh tra.
2. Không bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra đối với những người có bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em một là đối tượng thanh tra.
Theo quy định trên thì những người có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra sẽ được Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra lựa chọn, và trình người ra quyết định thanh tra xem xét, bố trí tham gia Đoàn thanh tra.
Trong đó, những người sau đây sẽ không được bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra bao gồm:
Những người có bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em một là đối tượng thanh tra.
Khi nào thì cần thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan?
Căn cứ Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
1. Việc thay đổi thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Tại Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra khi thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Thanh tra 2010 như sau:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
+ Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
+ Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
+ Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
+ Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
(Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2010 đã hết hiệu lực và nội dung tại Điều 13 của Luật Thanh tra 2010 nêu trên tương ứng là Điều 8 Luật Thanh tra 2020).
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2021/TT-TTCP được phát hiện trong quá trình thanh tra;
- Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra;
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?