Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?

Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Vị trí của định ngữ trong Tiếng Việt? Phát triển giáo dục phải gắn với gì theo Luật Giáo dục? Chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào theo Luật Giáo dục?

Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ?

Định ngữ là một thành phần phụ trong câu dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ giúp làm rõ đặc điểm, tính chất, phạm vi, số lượng… của danh từ đó.

Ví dụ về định ngữ trong Tiếng Việt?

"Chiếc áo mới rất đẹp."

>>> Từ “mới” là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “áo”.

"Tôi thích ngôi nhà có hàng rào trắng."

>>> “có hàng rào trắng” là định ngữ bổ nghĩa cho “ngôi nhà”.

Các loại định ngữ trong Tiếng Việt?

Các dạng định ngữ thường gặp:

Dạng định ngữ

Ví dụ

Tính từ

người tốt, áo đẹp

Số từ

hai con mèo

Đại từ

mỗi người, các bạn

Cụm danh từ/cụm giới từ

sách của tôi, căn phòng ở trên tầng hai

Câu phụ (mệnh đề phụ)

học sinh mà tôi gặp hôm qua

Vị trí của định ngữ trong Tiếng Việt?

Định ngữ có một số vị trí trong câu tiếng việt như sau:

- Đứng trước danh từ (rất phổ biến)

- Đứng sau danh từ (khi là cụm từ hoặc mệnh đề)

Lưu ý: thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?

Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì? (hình từ internet)

Phát triển giáo dục phải gắn với gì theo Luật Giáo dục?

Theo Điều 4 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Như vậy, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào theo Luật Giáo dục?

Theo Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;

+ Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;

+ Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;

+ Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;

+ Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.

- Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

Lưu ý:

Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu giáo dục như sau:

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển động đều là gì? Công thức chuyển động đều? Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều là yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán lớp mấy?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh về mẹ đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh tặng mẹ đơn giản? Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8 3, 20 10 đơn giản?
Pháp luật
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
Pháp luật
Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?
Pháp luật
25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?
Pháp luật
Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
Pháp luật
Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào