Định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam theo các giai đoạn trong tương lai sẽ như thế nào?
Định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam theo các giai đoạn trong tương lai sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn từ nay đến 2030:
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn: Xây dựng các chương trình phát triển hệ thống điện độc lập từ năng lượng tái tạo và điện quy mô gia đình cho khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội để đạt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện, năm 2030 hầu hết các hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn năng lượng sạch, hợp vệ sinh.
- Đầu tư phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới:
+ Khuyến khích đầu tư phát triển nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo nối lưới khả thi về kinh tế. Thực hiện hỗ trợ trên cơ sở cạnh tranh, đảm bảo nguồn điện có chi phí hợp lý được huy động vào hệ thống và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn.
+ Khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số loại hình công nghệ năng lượng tái tạo hiện chưa khả thi về mặt kinh tế, trên cơ sở thí điểm có chọn lọc nhằm đánh giá khả năng khai thác, hoàn thiện công nghệ, định hình thị trường và phát triển nguồn lực.
+ Tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, đầu tư khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn.
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp nhiệt năng:
+ Tăng cường hỗ trợ hoạt động đầu tư, nghiên cứu, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích sử dụng nhiệt nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.
+ Chính phủ hỗ trợ giai đoạn đầu một phần chi phí để khuyến khích lắp đặt và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo cho sản xuất và sử dụng nhiệt có hiệu quả và bền vững trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng theo quy định để đáp ứng các mục tiêu đề ra.
- Phát triển và sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học:
+ Tăng cường nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển; điều tra, quy hoạch vùng phát nhiên liệu sinh học và phát triển các dự án nhiên liệu sinh học thí điểm để sử dụng thay thế một phần nhu cầu xăng dầu toàn quốc.
+ Hỗ trợ đầu tư các dự án thí điểm sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ 2 và thế hệ 3, sử dụng nguyên liệu không phải là lương thực:
2. Định hướng đến 2050:
- Tập trung nguồn lực, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo trong nước bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo trong nước.
- Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo mới.
Như vậy, định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ được chia theo 02 giai đoạn như sau:
(1) Giai đoạn từ nay đến 2030:
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn.
- Đầu tư phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới.
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp nhiệt năng.
- Phát triển và sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học.
(2) Giai đoạn đến năm 2050:
- Tập trung nguồn lực, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo trong nước bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo trong nước.
- Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo mới.
Năng lượng tái tạo (Hình từ Internet)
Định hướng phát triển năng lượng tái tạo lĩnh vực thủy điện sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO CÁC LĨNH VỰC
1. Định hướng phát triển thủy điện:
- Phát triển nguồn thủy điện truyền thống góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương; cung cấp nguồn điện tại chỗ, nâng cao an toàn cung cấp điện.
- Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ của các địa phương, trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường.
- Các dự án thủy điện nhỏ nối lưới thực hiện theo biểu giá chi phí tránh được.
- Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện tăng từ khoảng 56 tỷ kWh năm 2015 lên gần 90 tỷ kWh vào năm 2020; khoảng 96 tỷ kWh từ năm 2030.
- Phát triển nguồn thủy điện tích năng nhằm thực hiện nhiệm vụ dự trữ, điều chỉnh nhu cầu trong hệ thống điện, góp phần nâng cao độ linh hoạt, hiệu quả trong vận hành hệ thống điện. Công suất nguồn thủy điện tích năng đến năm 2030 đạt khoảng 2.400 MW, năm 2050 đạt khoảng 8.000 MW.
...
Như vậy, định hướng phát triển năng lượng tái tạo lĩnh vực thủy điện của nước ta sẽ phải tập trung vào những vấn đề như:
- Phát triển nguồn thủy điện truyền thống góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương; cung cấp nguồn điện tại chỗ, nâng cao an toàn cung cấp điện.
- Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ của các địa phương, trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường.
- Các dự án thủy điện nhỏ nối lưới thực hiện theo biểu giá chi phí tránh được.
- Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện tăng từ khoảng 56 tỷ kWh năm 2015 lên gần 90 tỷ kWh vào năm 2020; khoảng 96 tỷ kWh từ năm 2030.
- Phát triển nguồn thủy điện tích năng nhằm thực hiện nhiệm vụ dự trữ, điều chỉnh nhu cầu trong hệ thống điện, góp phần nâng cao độ linh hoạt, hiệu quả trong vận hành hệ thống điện.
Công suất nguồn thủy điện tích năng đến năm 2030 đạt khoảng 2.400 MW, năm 2050 đạt khoảng 8.000 MW.
Định hướng phát triển nguồn năng lượng sinh khối sẽ được ưu tiên vào sản xuất những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO CÁC LĨNH VỰC
...
2. Định hướng phát triển nguồn năng lượng sinh khối:
- Ưu tiên sử dụng năng lượng sinh khối cho sản xuất điện, khí sinh học, sinh khối viên sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu và nhiên liệu sinh học lỏng. Nâng tỷ lệ sử dụng phế thải của các cây công nghiệp, nông nghiệp cho mục đích năng lượng từ khoảng 45% năm 2015 lên 50% năm 2020, khoảng 60% năm 2030 và khoảng 70% vào năm 2050.
...
Như vậy, có thể thấy rằng định hướng phát triển nguồn năng lượng sinh khối sẽ được ưu tiên vào sản xuất điện, khí sinh học, sinh khối viên sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu và nhiên liệu sinh học lỏng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?