Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Hoạt động tín ngưỡng tại đình, đền, miếu có phải đăng ký?

Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng hay không? Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng là đình, đền, miếu có phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?

Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 giải thích một số từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
...
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định, cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

Còn cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

Như vậy, nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu được xem là cơ sở tín ngưỡng, không phải cơ sở tôn giáo.

Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng hay không?

Để biết Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng hay không thì căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước còn có các trách nhiệm sau đây:

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Hoạt động tín ngưỡng tại đình, đền, miếu có phải đăng ký?

Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Hoạt động tín ngưỡng tại đình, đền, miếu có phải đăng ký? (Hình từ Internet)

Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng là đình, đền, miếu có phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng là đình, đền, miếu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước.

Theo đó, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.

(3) Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản (2) chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo chưa?
Pháp luật
Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới xuất hiện khói trắng, khói đen có ý nghĩa như thế nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở đâu? Khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?
Pháp luật
Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?
Pháp luật
Chổ gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?
Pháp luật
Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào?
Pháp luật
Việt Nam Quốc Tự gửi xe ở đâu? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức thì gửi xe ở đâu?
Pháp luật
Tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức? Ông tự thiêu vào thời gian nào? 05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Pháp luật
Tam Nhật Thánh là gì? Tam Nhật Thánh là những ngày nào? Tam Nhật Thánh có buộc không? Tam Nhật Thánh có phải ngày lễ lớn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín ngưỡng tôn giáo
238 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào