Điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung thì có bị vô hiệu không?

Em ơi cho anh hỏi: Điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung thì có bị vô hiệu không? Việc chấm dứt một điều ước quốc tế của một bên có thể diễn ra khi nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Toàn đến từ Đà Nẵng.

Điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung thì có bị vô hiệu không?

Căn cứ theo Điều 53 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Các điều ước xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung
Mọi điều ước mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung đều là vô hiệu. Nhằm mục đích của Công ước này, một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không thể vi phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế chung có cùng tính chất.

Theo đó, điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung đều là vô hiệu.

Nhằm mục đích của Công ước này, một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không thể vi phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế chung có cùng tính chất.

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Việc chấm dứt một điều ước quốc tế của một bên có thể diễn ra khi nào?

Căn cứ theo Điều 54 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước theo các quy định của điều ước đó hoặc do sự đồng ý của các bên.
Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước của một bên có thể diễn ra:
a) Chiểu theo các quy định của điều ước; hoặc
b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác.

Như vậy, việc chấm dứt một điều ước quốc tế của một bên có thể diễn ra khi:

- Chiểu theo các quy định của điều ước; hoặc

- Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác.

Trong điều ước quốc tế vi phạm như thế nào được xem là vi phạm nghiêm trọng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước do hậu quả của việc vi phạm
1. Một sự vi phạm nghiêm trọng một điều ước hai bên bởi một trong các bên sẽ tạo cho bên kia quyền nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước.
2. Một sự vi phạm nghiêm trọng điều ước nhiều bên bởi một trong các bên sẽ tạo quyền:
a) Cho các bên khác, tiến hành theo một thỏa thuận chung, tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ hoặc chấm dứt điều ước:
(i). Trong quan hệ giữa các bên đó với quốc gia vi phạm; hoặc
(ii). Giữa tất cả các bên;
b) Cho một bên bị thiệt hại đặc biệt do vi phạm, nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước trong quan hệ giữa bên này và quốc gia vi phạm;
c) Cho bất kỳ bên nào, mà không phải là quốc gia vi phạm, nêu lên sự vi phạm như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước quan hệ với bên đó, trong trường hợp này một vi phạm nghiêm trọng các quy định của điều ước bởi một bên sẽ gây ra thay đổi triệt để tình hình của mỗi bên liên quan đến việc thi hành sau đó những nghĩa vụ theo điều ước.
3. Theo quy định của điều luật này, vi phạm điều ước bị coi là nghiêm trọng:
a) Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này; hoặc
b) Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục đích của điều ước.
4. Các điều khoản trên sẽ được hiểu không phương hại đến các quy định của điều ước được áp dụng trong trường hợp vi phạm.
5. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 3 sẽ không áp dụng đối với các quy định nhằm bảo hộ quyền con người trong các điều ước có tính chất nhân đạo, mà đặc biệt là đối với các quy định cấm tất cả các hình thức báo thù liên quan đến những người được bảo hộ bởi các điều ước như thế.

Như vậy, một sự vi phạm nghiêm trọng một điều ước hai bên bởi một trong các bên sẽ tạo cho bên kia quyền nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước.

Điều ước quốc tế Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều ước quốc tế về đầu tư gồm những điều ước nào?
Pháp luật
Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là gì? Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu đề nghị giảm thuế theo Điều ước quốc tế đối với cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai trực tiếp với cơ quan thuế là mẫu nào?
Pháp luật
Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế
2,993 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều ước quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào