Thay đổi chức danh nghề nghiệp là gì? Thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện hiện khi nào?
Thay đổi chức danh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có định nghĩa thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc;
2. “Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
...
Theo đó, thay đổi chức danh nghề nghiệp được hiểu là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Thay đổi chức danh nghề nghiệp là gì? Thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (bãi bỏ cụm từ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) có quy định về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:
Theo đó, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
(2) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
(3) Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có nhiệm vụ quyền hạn gì trong tuyển dụng quản lý viên chức?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
a) Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;
b) Thực hiện tuyển dụng, ký, chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái, xét thăng hạng viên chức theo phân cấp, ủy quyền;
c) Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;
d) Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
đ) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
e) Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;
g) Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;
h) Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo thẩm quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống thuộc phạm vi quản lý;
c) Quyết định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
(1) Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;
(2) Thực hiện tuyển dụng, ký, chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái, xét thăng hạng viên chức theo phân cấp, ủy quyền;
(3) Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;
(4) Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
(5) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
(6) Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;
(7) Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;
(8) Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
(9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top 03 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường hay nhất?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VPBank? Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng có phải đóng thuế TNCN không?
- Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD?
- Những ai thăm gặp người cai nghiện ma túy năm 2025? Đối tượng được thăm gặp người cai nghiện ma túy là ai?
- Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?