Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào? Những trường hợp nào điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề ký kết điều ước quốc tế. Cho tôi hỏi điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào? Những trường hợp nào điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước? Câu hỏi của anh Phi Hùng ở Bà Rịa- Vũng Tàu.

Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế như sau:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..

Đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

Ký kết điều ước quốc tế

Ký kết điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế như sau:

Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
...

Theo đó, điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước bao gồm điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác; và điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng thời điều quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước là những điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ.

Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước cũng bao gồm Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội.

Và điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế như sau:

Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
...
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Theo quy định trên, điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ bao gồm điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên và điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều ước quốc tế về đầu tư gồm những điều ước nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị giảm thuế theo Điều ước quốc tế đối với cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai trực tiếp với cơ quan thuế là mẫu nào?
Pháp luật
Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế
7,337 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều ước quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào