Điều kiện tổ chức Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận là gì? Ai có quyền bổ nhiệm Chánh Tòa?
Có tổ chức Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận không?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Theo quy định nêu trên thì Tòa án nhân dân quận có thể có Tòa xử lý hành chính.
Lưu ý:
+ Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân quận, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
Điều kiện tổ chức Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định về điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách
1. Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên.
b) Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Theo quy định việc tổ chức Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA phải từ 50 vụ/năm trở lên, cụ thể:
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
...
7. Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
Điều kiện tổ chức Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận là gì? Ai có quyền bổ nhiệm Chánh Tòa? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Chánh Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định như sau:
Tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo về việc tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ gửi về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để theo dõi, quản lý.
Theo quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Chánh Tòa xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?