Điều kiện hành nghề công tác xã hội là gì? Thời lượng tham gia khóa đào tạo cập nhật kiến thức công tác xã hội?
Điều kiện hành nghề công tác xã hội là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP thì hành nghề công tác xã hội là những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu (hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi hỗ trợ phát triển, tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho đối tượng công tác xã hội) của người làm công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Theo đó, căn cứ tại Điều 31 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây thì được hành nghề công tác xã hội:
(1) Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
(3) Không thuộc trường hợp sau đây:
- Bị kết án mà chưa được xóa án tích.
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
(4) Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Điều kiện hành nghề công tác xã hội là gì? Thời lượng tham gia khóa đào tạo cập nhật kiến thức công tác xã hội? (Hình từ Internet)
Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia khóa đào tạo cập nhật kiến thức công tác xã hội với thời lượng thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cập nhật kiến thức công tác xã hội
1. Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
d) Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
3. Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.
4. Các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo về công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức công tác xã hội và cấp giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội phải tham gia khóa đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm (tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm).
>> Tải về Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội.
Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp là gì?
Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp được quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Thực hiện đúng quy định chuyên môn công tác xã hội.
(2) Chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.
(3) Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; chịu trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; thực hành công tác xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(4) Tận tâm trong quá trình hành nghề công tác xã hội.
(5) Giữ bí mật những thông tin mà người sử dụng dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định.
(6) Thông báo với người có thẩm quyền về trường hợp người hành nghề công tác xã hội khác có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Nghị định này.
(7) Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?